Số người chết Sự_kiện_Thiên_An_Môn

Số người chết và bị thương trong vụ này vẫn chưa rõ ràng vì những sự khác biệt lớn giữa những ước tính khác nhau. Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người chết.

Chính phủ Trung Quốc vẫn cho rằng không có người chết bên trong quảng trường, dù những đoạn video được quay ở thời điểm đó cho thấy có những tiếng đạn bắn. Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcQuốc vụ viện tuyên bố rằng "hàng trăm binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chết và số người bị thương còn nhiều hơn thế"[cần dẫn nguồn]. Yuan Mu, phát ngôn viên Quốc vụ viện, đã nói tổng cộng khoảng 300 người chết, trong đó có 23 sinh viên của Trường đại học Bắc Kinh, cùng với một số người được ông miêu tả là "những tên lưu manh"[92]. Theo Trần Hy Đồng, thị trưởng Bắc Kinh, 200 dân thường và vài chục binh sĩ thiệt mạng[93]. Vào ngày 19 tháng 6, Bí thư Đảng ủy Bắc Kinh Li Ximing báo cáo với Bộ Chính trị rằng số ca tử vong đã được xác nhận là 241, bao gồm 218 thường dân (trong đó có 36 sinh viên), 10 lính PLA và 13 Cảnh sát vũ trang nhân dân, cùng với 7.000 người bị thương.[94] Các nguồn khác cho rằng 3.000 thường dân và 6.000 binh sĩ bị thương[95]. Tháng 5 năm 2007, thành viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc tại Hương Cảng, Chang Ka-mun, nói 300 tới 600 người bị giết tại quảng trường Thiên An Môn. Ông cho rằng "có những kẻ sát nhân vũ trang trà trộn trong các nhóm sinh viên"[96].

Các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc thì lại tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương vong còn cho rằng con số lên tới 5.000[97]. Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy:

  • 4.000 tới 6.000 thường dân chết - Edward Timperlake[98]
  • 2.600 đã chết chính thức vào buổi sáng ngày 4 tháng 6 (số liệu này sau đó bị bác bỏ) - Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc[93]. Một "nhân viên Chữ thập Đỏ Trung Quốc giấu tên" ước tính rằng tổng cộng 5.000 người chết và 30.000 bị thương[99]\
  • Nicholas D. Kristof, lúc đó là giám đốc văn phòng Bắc Kinh của tờ New York Times, tin rằng khoảng một chục binh sĩ và cảnh sát đã bị giết, cùng với 400 đến 800 thường dân thiệt mạng.
  • 1.000 người chết - Ân xá Quốc tế[93]
  • 7.000 người chết (6.000 thường dân 1.000 binh sĩ) - tình báo NATO[98]
  • Tổng cộng 10.000 người chết - các ước tính của Khối Xô viết[98]
  • Hơn 3.700 người chết, gồm cả những người mất tích hoặc chết một cách bí mật hoặc những người từ chối được điều trị y tế - "một người đào tẩu giấu tên" từ Quân đội Giải phóng Nhân dân tuyên bố đã đọc một tài liệu mật trong giới sĩ quan[98]
  • 186 thường dân có tên tuổi được xác nhận đã chết vào cuối tháng 6 năm 2006 - Giáo sư Đinh Tử Lâm[100]

Những phủ nhận về "vụ thảm sát Thiên An Môn"

Phía Trung Quốc khẳng định không có vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn và trên thực tế quân lính đã giải tán người biểu tình mà không nổ súng. Chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng đã nổ ra bạo lực, nhưng chủ yếu là bằng vũ khí thô sơ như gậy gộc, dùi cui giữa binh sĩ với những nhóm biểu tình.Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, khoảng 240 người đã chết trong các cuộc đụng độ vào ngày 4/6 và nhiều người trong số đó là binh lính Trung Quốc, họ chết do bị những người biểu tình tấn công bằng gậy gộc hoặc bom xăng. Tờ Washington Post mô tả chiến dịch tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc trong sự kiện: "Sử dụng truyền hình, báo chí và các cuộc gặp mặt trực tiếp, chính phủ Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công tuyên truyền để thuyết phục 1 tỷ người dân của mình rằng những người tham gia phong trào dân chủ mà họ đàn áp đẫm máu tuần trước chính là những phần tử phản cách mạng... Trên truyền hình giờ đây chỉ phát sóng những hình ảnh về người biểu tình đang ném đá binh lính, đánh họ bằng gậy gộc, và trong một số bức ảnh đặc biệt ấn tượng thì xe cứu hỏa, xe buýt và thậm chí cả xe bọc thép cũng đã bị đốt cháy. Trong một số trường hợp, những người lính vẫn ở bên trong vào thời điểm đó. Trên một đại lộ ở phía tây Bắc Kinh, những người biểu tình đã đốt cháy toàn bộ đoàn xe quân sự gồm hơn 100 xe tải và xe bọc thép. Hình ảnh trên không của đám cháy và cột khói đã ủng hộ mạnh mẽ cho lập luận của chính phủ Trung Quốc rằng quân đội của họ là nạn nhân, không phải đao phủ. Cảnh khác cho thấy xác chết binh lính và người biểu tình tước súng trường tự động của những binh lính không chống cự... Bằng cách trộn lẫn những cảnh như vậy với cảnh những thanh niên ủ rũ, xấu hổ khi bị cảnh sát giam giữ, chính phủ dường như đang cố gắng miêu tả những người tham gia phong trào dân chủ là một băng đảng trộm cắp và phá hoại".[101]

Ông Helmut Schmidt (Thủ tướng Tây Đức từ 1974 tới 1982) là một quan chức cấp cao phương Tây phủ nhận sự mô tả về "vụ thảm sát" đối với sự kiện Thiên An Môn. Theo ông tường thuật, đoàn biểu tình ban đầu ôn hòa, quân đội Trung Quốc cũng chỉ trang bị thô sơ và không có kế hoạch dùng bạo lực để đàn áp. Tuy nhiên những người biểu tình về sau đã ném bom xăng, gạch đá tấn công quân đội và từ đó bạo lực mới xảy ra. Ông Helmut Schmidt nói thêm: Trong vụ Thiên An Môn, quân đội Trung Quốc chỉ tự vệ và con số 2.600 người chết là "cực kỳ phóng đại" Thời điểm đó, đại sứ Đức tại Bắc Kinh báo cáo rất chi tiết sự kiện với con số người chết nhỏ hơn nhiều[102].

Vào ăm 2012, Wikileaks đã tiết lộ về vụ Thiên An Môn từ điện tín gửi về Mỹ của tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh vào thời điểm vụ Thiên An Môn xảy ra, cho thấy quân lính Trung Quốc thực sự đã không nổ súng bắn người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, mà họ đã nổ súng vào những người biểu tình ở bên ngoài trung tâm Bắc Kinh khi đang tiến từ phía tây vào Quảng trường: "Từ 10.000 đến 15.000 quân nhân mũ sắt vũ trang di chuyển về phía Bắc Kinh vào buổi chiều muộn của ngày 03 tháng 6... Lính dù tinh nhuệ đang di chuyển từ các đơn vị phía nam và xe tăng đã được cảnh báo di chuyển... Số lượng lớn, thực tế là họ trang bị mũ sắt, và các loại vũ khí tự động cho thấy rằng họ đang thực hiện tùy chọn dùng lực lượng vũ trang là có thật". Bức điện kết luận: "...không có bất cứ vụ xả súng nào vào sinh viên trên quảng trường cũng như ở tượng đài... thỉnh thoảng có nghe tiếng súng nhưng những người lính vào quảng trường chỉ được trang bị "vũ khí chống bạo động"...". Bức điện khẳng định chỉ "thỉnh thoảng có nghe tiếng súng" tại bên ngoài quảng trường, tại khu vực trung tâm của thành phố, còn binh lính tiến vào quảng trường thì chỉ có "vũ khí chống bạo động"[103]. Trong năm 2009, James Miles, phóng viên BBC tại Bắc Kinh vào thời điểm đó, thừa nhận rằng ông đã "truyền đạt ấn tượng sai lầm" và cho biết rằng "không hề có vụ thảm sát nào tại Quảng trường Thiên An Môn, mặc dù đã có một vụ thảm sát tại Bắc Kinh"[103]. Gregory Clark đã đăng một nghiên cứu năm 2008 trên tờ Japan Times, kết luận "vụ thảm sát tại Quảng trường là một huyền thoại", ông giải thích cách mà New York Times và các phương tiện truyền thông phương Tây đã mô tả sự kiện tại Thiên An Môn như là "thảm sát", trong khi tất cả các bằng chứng đều đưa ra kết luận rằng không có vụ thảm sát diễn ra tại Quảng trường Thiên An Môn.[104]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_Thiên_An_Môn http://news.brisbanetimes.com.au/china-investigate... http://www.theage.com.au/world/china-tightens-info... http://cpc.people.com.cn/GB/33837/2535031.html http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64164/4416141.ht... http://cryptome.cn/tk/tiananmen-kill.htm http://www.google.cn/ http://www.alternativeinsight.com/Tiananmen.html http://blog.boxun.com/hero/201106/wurenhua/3_1.sht... http://blog.boxun.com/hero/201106/wurenhua/4_1.sht... http://blog.boxun.com/hero/64/27_2.shtml